Dưới đây sẽ là một vài chia sẻ kinh nghiệm nếu bạn đang nhen nhóm cho mình ý tưởng kinh doanh nhà hàng và những bạn đang muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực ăn uống có thể suy ngẫm để biết cách nên làm gì và làm thế nào để phục vụ khách hàng tốt nhất, kiếm được nhiều lợi nhuận với lĩnh vực này nhé.
Nếu trước đây, người ta chú trọng nhiều đến vấn đề “ăn no mặc ấm” thì đến thời đại hiện nay, “ăn ngon, mặc đẹp” mới là điều cần quan tâm. Do vậy, nhu cầu ăn uống được chú ý đến nhiều hơn, không chỉ ăn ngon mà phải có một không gian thoáng đẹp, được phục vụ tận tình, tương xứng với đồng tiền mà họ phải bỏ ra. Cũng từ đó mà việc đi nhà hàng đã trở thành một nét văn hóa, nó lan dần từ các thành phố lớn về các tỉnh thành. Một khi nền kinh tế được cải thiện thì việc đi nhà hàng, quán ăn không phải là điều quá xa vời với nhiều người so với trước kia.
1. Kinh doanh nhà hàng và những điều bạn nên biết
Thế giới nhà hàng với muôn hình vạn trạng của chúng tạo ra nhiều điều bí ẩn và hào nhoáng. Ngày càng có nhiều loại nhà hàng xuất hiện để đáp ứng nhu cầu ăn uống đa dạng của con người. Nhà hàng chính là một cỗ máy sản xuất và nếu không nhìn nhận theo cách này, bạn khó mà thành công được. Nhiều người có ý định mở nhà hàng sau khi cùng người thân hay bạn bè đến một nhà hàng đông khách nào đó. Họ nghĩ rằng với số lượng khách và mức giá như thế, hẳn ông bà chủ tha hồ mà hốt bạc. Nhưng bạn có biết rằng, kinh doanh nhà hàng chính là một trong những công việc khiến tiền bạc “đội nón” ra đi nhanh nhất không?
Với tư cách là chủ/quản lý nhà hàng, bạn đóng một vai trò quan trọng trong các khâu, từ lúc lên kế hoạch, xây dựng cho đến việc tuyển chọn nhân viên, lên thực đơn…của nhà hàng. Công việc này không chỉ đòi hỏi ở bạn lòng say mê mà còn cả kiến thức sâu rộng về mọi mặt. Khách hàng của bạn xuất thân từ nhiều tầng lớp xã hội với trình độ văn hóa khác nhau. Nói cách khác, bạn là người “làm dâu trăm họ,” đáp ứng ở mức tốt nhất mọi yêu cầu của khách. Hơn nữa, sự cạnh tranh khốc liệt trên thương trường buộc bạn phải tìm cách để chiến thắng trong cuộc đua giành thị phần với đối thủ. Bạn thấy mình đã đủ sức bước vào cuộc chiến không khoan nhượng này chưa hay việc mở nhà hàng đối với bạn chỉ là dịp để có chỗ bù khú với bạn bè, phô trương hình ảnh của mình hoặc chiều theo một sở thích nhất thời? Nếu thế thì bạn nên xem lại ý định của mình trước khi bắt tay vào việc.
2. Để ý tưởng kinh doanh nhà hàng đi đến thành công
Tính kiên nhẫn
Khả năng giữ bình tĩnh dưới mọi áp lực trong các tình huống lộn xộn và cách xử lý vấn đề với các quan điểm khác nhau hay các tính cách phức tạp sẽ được coi là yếu tố quan trọng giúp bạn thành công trong công việc. Cho dù có làm việc với ai: khách hàng, nhà cung cấp hay ứng viên xin việc, và dẫu các xu hướng ẩm thực hay cung cách kinh doanh có luôn thay đổi … thì bạn cũng phải thể hiện đức tính kiên nhẫn, bình tĩnh của mình. Cũng giống như bất cứ lĩnh vực kinh doanh dịch vụ nào, kinh doanh nhà hàng là môi trường khá nhạy cảm, nơi mà sự căng thẳng trong các mối quan hệ luôn được ví như quả bom nổ chậm. Trách nhiệm chính của người điều hành nhà hàng là lập lại trật tự ở những nơi đang xảy ra lộn xộn, làm dịu đi sự căng thẳng và xóa nhòa những bất đồng.
Nghị lực
Dấn thân vào kinh doanh nhà hàng cũng giống với việc một người lao xuống dòng sông đang chảy xiết. Thoạt đầu, bạn có thể bị chìm nghỉm xuống đáy nhưng nếu biết cách điều hoà hơi thở và phối hợp các động tác, bạn có thể nổi lên bơi theo dòng nước. Nghị lực chính là cái phao giúp bạn có thể nổi lên và cầm cự trong dòng xoáy. Nó giúp bạn kiên nhẫn bước tiếp con đường đã chọn mà không nghĩ đến chuyện đầu hàng.
ý tưởng kinh doanh nhà hàng 1
Sự say mê
Chẳng có một thành công nào mà lại không gắn liền với niềm đam mê. Nó như một ngọn lửa truyền nhiệt lượng và linh hồn cho công việc. Điều hành nhà hàng thực ra là một công việc khó khăn, nhọc nhằn mà nếu thiếu đi ngọn lửa đó, bạn không có cách gì để tiến xa được. Lòng yêu nghề cũng được ví như một vùng đất trũng với quả bóng tròn, dù có chuyện gì xảy ra, rốt cuộc quả bóng cũng sẽ lăn về điểm thấp nhất.
Say mê công việc chưa đủ, bạn cần có khả năng truyền niềm đam mê đó cho những người xung quanh, nhất là cho các nhân viên của bạn. Vì chính họ chứ không phải bạn, sẽ là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Nhân viên nhà hàng sẽ rất dễ có tâm trạng bực dọc: phải chiều lòng nhiều khách hàng trong cùng một lúc, phải bê từng chồng bát đũa, thức ăn nóng, lạnh, phải chạy như con thoi giữa nhà bếp, bàn ăn và khu rửa chén bát… Hơi nóng, tiếng ồn và những đòi hỏi của khách … là những thứ dễ làm người ta cáu kỉnh nhất.
Vậy bạn là ai nếu không phải là người chỉ với một nụ cười hoặc một lời hướng dẫn đơn giản có thể làm “hạ nhiệt” anh chàng nhân viên đang bực bội kia khiến anh ta cảm thấy lòng mình “mát” lại để dịu dàng đon đả với khách hàng? Nếu một nhà thơ từng nói, chỉ tình yêu chỉ tình yêu lên tiếng, thì trong trường hợp này ông đã hoàn toàn đúng, sự say mê trong công việc là một trong những điều kiện tiên quyết trong vai trò này.
Nguồn 1nhap.vn
0 nhận xét:
Post a Comment